Vòng lặp của hành giả chánh niệm

Thiền chỉ nếu thực hành đúng sẽ phát triển rõ rệt từng chi thiền.

Ấu nhi Bồ-tát, nhìn quanh không thấy bóng dáng ai, lăn người dậy và ngồi yên trong tư thế kiết già. Nhờ sự thực hành đã thành thói quen qua nhiều kiếp quá khứ, ngay lập tức ngài bắt đầu quán hơi thở vô-ra. Chẳng bao lâu ngài an trú trong sơ thiền biểu thị bằng năm đặc tính, đó là, tầm, tứ, hỷ, lạc và định. Mải mê trong các lễ hội, những người hầu cứ lần lữa quay trở về. Khi họ quay về thì hầu hết những bóng cây đã di chuyển cùng với thời gian. Tuy nhiên, bóng cây mận dưới đó ấu nhi Bồ-tát được để nằm vẫn giữ nguyên vị trí không thay đổi. Và họ nhìn thấy ấu nhi Bồ-tát đang ngồi yên bất động trên giường.

Vua Tịnh Phạn, khi nghe trình báo, vô cùng kinh ngạc trước cảnh tượng bóng cây không xê dịch và tư thế ngồi yên của đứa trẻ, đã cúi rạp người đảnh lễ con mình trong nỗi lòng kính sợ vô biên.
 
mày thấy hiện lên hình ảnh gì chưa hoặc có thấy trạng thái không nghe thấy gì hay ko ngửi thấy gì ko
Chưa thấy cái j siêu nhiên như sách vở hướng dẫn cả , độ thực hành thiền định của t vẫn kém . Chỉ có chánh niệm thì có 2 lần thấy dc kiểu 360 độ , suy nghĩ trong đầu biến mất , vẫn thấy rõ xung quanh như bth , nhg cả ng tự nhiên nhẹ tênh , đấy là cảm giác kì diệu nhất mà t cảm nhận dc .
Tìm hiểu thì đấy là thấy dc thực tánh chân đế , kiểu ng bất ngộ tỉnh giác trong 1 khoảnh khắc ngắn . 3 năm r chưa thấy lại dc
 
Chưa thấy cái j siêu nhiên như sách vở hướng dẫn cả , độ thực hành thiền định của t vẫn kém . Chỉ có chánh niệm thì có 2 lần thấy dc kiểu 360 độ , suy nghĩ trong đầu biến mất , vẫn thấy rõ xung quanh như bth , nhg cả ng tự nhiên nhẹ tênh , đấy là cảm giác kì diệu nhất mà t cảm nhận dc .
Tìm hiểu thì đấy là thấy dc thực tánh chân đế , kiểu ng bất ngộ tỉnh giác trong 1 khoảnh khắc ngắn . 3 năm r chưa thấy lại dc
M đọc sách gì mà thực hành thấy siêu nhiên vậy. T rcm là đọc Thanh Tịnh Đạo là gần nguồn chính nhất.
 
M đọc sách gì mà thực hành thấy siêu nhiên vậy. T rcm là đọc Thanh Tịnh Đạo là gần nguồn chính nhất.
Sách “thiền Phật giáo nguyên thuỷ và phát triển”. Sách ghi rõ tất tật về thiền định + thiền tuệ(vipasana)
Nguồn gốc , ý nghĩa , mục đích + hướng dẫn thực hành chi tiết …
 
Chưa thấy cái j siêu nhiên như sách vở hướng dẫn cả , độ thực hành thiền định của t vẫn kém . Chỉ có chánh niệm thì có 2 lần thấy dc kiểu 360 độ , suy nghĩ trong đầu biến mất , vẫn thấy rõ xung quanh như bth , nhg cả ng tự nhiên nhẹ tênh , đấy là cảm giác kì diệu nhất mà t cảm nhận dc .
Tìm hiểu thì đấy là thấy dc thực tánh chân đế , kiểu ng bất ngộ tỉnh giác trong 1 khoảnh khắc ngắn . 3 năm r chưa thấy lại dc
nhẹ tênh có thể là m thả lỏng đó. cái khoảnh khắc đó , k phải mỗi mình m thấy đc, nhưng nó xảy ra cực ngắn, do cái tâm còn yếu thôi. tiếp tiếp thực hành đi m. đúng đường rồi
 
Sách “thiền Phật giáo nguyên thuỷ và phát triển”. Sách ghi rõ tất tật về thiền định + thiền tuệ(vipasana)
Nguồn gốc , ý nghĩa , mục đích + hướng dẫn thực hành chi tiết …
M luyện đề mục nào đọc - học kĩ đề mục đó.
Có trong mục lục tên các đề mục - hướng dẫn rất chi tiết :

 
Có những ngày tao rất thanh tịnh , trong sáng thân tâm nhẹ nhàng , hành động vô ngã vị tha , nhìn cái j cũng mỉm cười
Khi gặp mấy em gái xinh sự thanh tịnh trong sáng trên biến mất , ham muốn dục vọng xuất hiện vô cùng mạnh mẽ
Khi gặp chuyện j đó ảnh hưởng xấu đến tiền bạc , tình yêu , tâm chán ghét , buồn bã , trống rỗng xuất hiện
Khi gặp mấy chuyện ảnh hưởng danh dự , sự thù hận trong tao nổi lên như muốn đấm vỡ mặt mấy thằng làm tao cáu
Khi trúng 1 con lô hay thi thoảng là đề , tối lại thắng canh phỏm hay 3 cây hay ăn trận bóng , lượng dopamin sinh ra quá mức khiến tao hưng phấn cao độ , đêm mất cả ngủ
3-4 năm gần đây , tao đang thực hành sống chánh niệm quan sát sự sinh diệt của các loại tâm , đôi khi có những phút giây vắng lặng tâm trí và thân thể nhẹ tênh , ko còn ham muốn , buông toàn bộ cái tôi xuống , ko còn gì , chỉ còn sự nhận biết , hạnh phúc vô cùng
tối nay vào c1 k
 
Tôi vẫn qhtd. Nhưng bây giờ tôi xuất tinh trong chánh niệm.

Trc đây tôi còn chăn rau, đá phò, đi gái massage... Từ khi tu tập theo Phật tôi chỉ quan hệ với vk.

Nam mô a di đà phật. Ôi, Phật pháp thật nhiệm màu.
Alahan kiểu gì vậy mày!
Vọng ngữ đoạ địa ngục nhé con
 
Có một sai lầm rất lớn mà các hành giả nhầm lẫn là cho rằng thực hành thiền hơi thở là đang thực hành vipassana.
Trên thật tế thiền hơi thở là thực tập về định, hay còn gọi là samatha (thiền chỉ), như vậy hơi thở là một trong các đề mục cũng như các kasina (trắng xanh vàng đỏ...)
Riêng mục đích của tuệ quán là liễu tri được tam tướng của tất cả các pháp (anicca, dukkha, anatta).
Nếu đọc lại bài đại niệm xứ, trong đoạn cuối đức Phật có xác nhận là những ai thực hành tuệ quán (thân, thọ, tâm, pháp) có thể chứng được quả Bất Lai hoặc Alahan thánh quả.
Riêng hai bậc Dự Lưu và Nhất Lai trong xuyên suốt tam tạng kinh điển thì có những vị chứng được có khi chỉ bằng việc nghe một câu kệ hoặc một bài pháp thoại.
Một ví dụ cụ thể là đệ nhất thần thông, ngài Mục Kiền Liên sau khi nghe lại câu kệ của ngài Xá Lợi Phất đọc lại thì chứng sơ quả.
Tiếp đến khi thực hành thiền thì vẫn bị hôn trầm (không thể đắc định) và được đức Phật hướng dẫn trực tiếp sau đó từ sơ quả => Alahan.
Lưu ý là việc chứng ngộ đạo quả là tuần tự từ Sơ=>nhị=>Tam=>tứ quả nhưng do sát na tâm đạo và tâm quả là kế cận liên tục nên trên thực tế nó vẫn là tuần tự nhưng diễn ra rất nhanh.
Do ba la mật các kiếp quá khứ đã đầy đủ có thể đắc đạo quả liên tục, cũng như chơi game cày đủ exp thì ấn up level liên tục vậy.
Dưới đây là một trang có thông tin về Thanh Tịnh Đạo https://puredhamma.net/historical-background/buddhaghosa-and-visuddhimagga-historical-background/
Thanh Tịnh Đạo nên xem là một quyển luận để tham khảo thôi, còn nguồn chính vẫn phải bám sát tam tạng kinh điển.
 
Lướt xàm trong chánh niệm 🙏🙏
ê mày:
Vô lượng trùng phùng cố nhân diện
Cổ tình phảng phất mộng hồn lai
Thi ngôn phiêu lãng ngao du cảnh
Duyên nợ đoạn trường quy hư vô.
-------------
Thiên Chúng
 
Có một sai lầm rất lớn mà các hành giả nhầm lẫn là cho rằng thực hành thiền hơi thở là đang thực hành vipassana.
Trên thật tế thiền hơi thở là thực tập về định, hay còn gọi là samatha (thiền chỉ), như vậy hơi thở là một trong các đề mục cũng như các kasina (trắng xanh vàng đỏ...)
Riêng mục đích của tuệ quán là liễu tri được tam tướng của tất cả các pháp (anicca, dukkha, anatta).
Nếu đọc lại bài đại niệm xứ, trong đoạn cuối đức Phật có xác nhận là những ai thực hành tuệ quán (thân, thọ, tâm, pháp) có thể chứng được quả Bất Lai hoặc Alahan thánh quả.
Riêng hai bậc Dự Lưu và Nhất Lai trong xuyên suốt tam tạng kinh điển thì có những vị chứng được có khi chỉ bằng việc nghe một câu kệ hoặc một bài pháp thoại.
Một ví dụ cụ thể là đệ nhất thần thông, ngài Mục Kiền Liên sau khi nghe lại câu kệ của ngài Xá Lợi Phất đọc lại thì chứng sơ quả.
Tiếp đến khi thực hành thiền thì vẫn bị hôn trầm (không thể đắc định) và được đức Phật hướng dẫn trực tiếp sau đó từ sơ quả => Alahan.
Lưu ý là việc chứng ngộ đạo quả là tuần tự từ Sơ=>nhị=>Tam=>tứ quả nhưng do sát na tâm đạo và tâm quả là kế cận liên tục nên trên thực tế nó vẫn là tuần tự nhưng diễn ra rất nhanh.
Do ba la mật các kiếp quá khứ đã đầy đủ có thể đắc đạo quả liên tục, cũng như chơi game cày đủ exp thì ấn up level liên tục vậy.
Dưới đây là một trang có thông tin về Thanh Tịnh Đạo https://puredhamma.net/historical-background/buddhaghosa-and-visuddhimagga-historical-background/
Thanh Tịnh Đạo nên xem là một quyển luận để tham khảo thôi, còn nguồn chính vẫn phải bám sát tam tạng kinh điển.
Thực tế tâm sở Định và Niệm luôn luôn đi cùng nhau. Định là tâm sở biến hành nên dù làm bất cứ gì cũng có.

Hơi thở mà được gọi là Samatha khi hành giả thuần tuý cột tâm vào hơi thở, không phải là các đối tượng khác.

Hơi thở được gọi là thân quán niệm xứ khi mà thực hành ghi nhận và xem đó là đề mục chính. Còn lại hành giả phải thương trực để quán xét các Niệm Xứ nổi bật khác. Ví dụ như đang theo dõi sự ra vào của hơi thở mà cơn đau hay tâm có tham, có sân nổi bật là chuyển sang ghi nhận điều nổi bật nhất.

Với người trí mạnh ba la mật nhiều thậm chí còn có thể chỉ quán song tu đắc cả 2 cùng lúc. Bây giờ có lẽ không còn.

Thậm chí nếu thành tựu giới học cũng có thể chứng quả dự lưu. Tất nhiên là vẫn phải đi kèm định học và tuệ học.

Cái giới học mà giữ đúng rất là khó.
Cực kì khó.


86.- Bản Tụng Ðọc (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp làm thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học giới nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruỗi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia", dong ruỗi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau.

3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm ... chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Hữu hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-Bàn .Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn.

4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm ... chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.
 
Sửa lần cuối:
Thực tế tâm sở Định và Niệm luôn luôn đi cùng nhau. Định là tâm sở biến hành nên dù làm bất cứ gì cũng có.

Hơi thở mà được gọi là Samatha khi hành giả thuần tuý cột tâm vào hơi thở, không phải là các đối tượng khác.

Hơi thở được gọi là thân quán niệm xứ khi mà thực hành ghi nhận và xem đó là đề mục chính. Còn lại hành giả phải thương trực để quán xét các Niệm Xứ nổi bật khác. Ví dụ như đang theo dõi sự ra vào của hơi thở mà cơn đau hay tâm có tham, có sân nổi bật là chuyển sang ghi nhận điều nổi bật nhất.

Với người trí mạnh ba la mật nhiều thậm chí còn có thể chỉ quán song tu đắc cả 2 cùng lúc. Bây giờ có lẽ không còn.

Thậm chí nếu thành tựu giới học cũng có thể chứng quả dự lưu. Tất nhiên là vẫn phải đi kèm định học và tuệ học.

Cái giới học mà giữ đúng rất là khó.
Cực kì khó.


86.- Bản Tụng Ðọc (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ-kheo, tất cả được thâu nhiếp làm thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học giới nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruỗi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia", dong ruỗi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng, sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau.

3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm ... chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Hữu hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-Bàn .Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn.

4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần. Vị ấy có vi phạm ... chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các học giới không phải là rỗng không.
Giới học khó bởi vì đó là nền tảng để tâm phát triển, giới làm duyên cho định.
Mục đích của giới cũng nhằm để bảo vệ những ai đi trên con đường tránh được việc tạo các nghiệp xấu để phải nhận các quả xấu. Mà một khi đã dính quả xấu thì phải trả sml chứ làm sao mà có điều kiện tu tập?
Trong bài kinh trạm xe cũng có nhắc đến mục đích tu tập là "Không Có Chấp Thủ"

"Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn." (M.N 24)

Bát Chánh Đạo là con đường từ hiệp thế => đến siêu tam giới và trên con đường đó có các cột mốc không thể đảo ngược do chặt đứt các kiết sử trói buộc (các mốc dự lưu đạo-quả, nhất lai đạo-quả, bất lai đạo quả, vô sanh đạo-quả)
Về sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua tâm giải thoát, tuệ giải thoát, hoặc câu phần giải thoát. Chứ không hề có giới giải thoát.
Nhưng dĩ nhiên, giới học không có thì hai cái còn lại không thể phát triển được.
 
Sao phải lo về tương lai. Tụi m còn del biết chính xác về hiện tại.
Hãy lo cho hiện tại, tương lai tự khắc sẽ dc lo liệu.
 
Giới học khó bởi vì đó là nền tảng để tâm phát triển, giới làm duyên cho định.
Mục đích của giới cũng nhằm để bảo vệ những ai đi trên con đường tránh được việc tạo các nghiệp xấu để phải nhận các quả xấu. Mà một khi đã dính quả xấu thì phải trả sml chứ làm sao mà có điều kiện tu tập?
Trong bài kinh trạm xe cũng có nhắc đến mục đích tu tập là "Không Có Chấp Thủ"

"Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn." (M.N 24)

Bát Chánh Đạo là con đường từ hiệp thế => đến siêu tam giới và trên con đường đó có các cột mốc không thể đảo ngược do chặt đứt các kiết sử trói buộc (các mốc dự lưu đạo-quả, nhất lai đạo-quả, bất lai đạo quả, vô sanh đạo-quả)
Về sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua tâm giải thoát, tuệ giải thoát, hoặc câu phần giải thoát. Chứ không hề có giới giải thoát.
Nhưng dĩ nhiên, giới học không có thì hai cái còn lại không thể phát triển được.
Giới thanh tịnh được bao nhiêu thì tâm sẽ thanh tịnh được bấy nhiều. Từ đó kiến thanh tịnh dc thêm bấy nhiêu nữa. Nó là hình xoắn ốc.

Cái giới thanh tịnh đó nó chia làm 4 và gọi là Tứ thanh tịnh giới:

- Giới số : Vd cư sĩ 5 - 8 hoặc 9, sa di 10, tỳ kheo 227, tỳ kheo ni 331 …
- Giới thu thúc 6 căn
- Giới kiếm ăn chân chánh ( cư sĩ ko hành nghề tà mạng, tỳ kheo chỉ nhận bố thí cúng dường thực phẩm)
- Giới quán tưởng thanh tịnh

Bản thân phần giới học nó cũng có định học - tuệ học trong đó. Giữ giới mà hiểu vì sao phải giữ cái giới đó công đức nó khác.

- Vì giới số nó thuộc về niềm tin
- Giới thu thúc nó nằm bên niệm xứ, chánh niệm
- Giới chánh mạng t ko nhớ lắm
- Giới quán tưởng nó thuộc về tuệ học

Ngoài ra nói theo Trì Giới ( 1 trong 10 parami) nó cũng có 2 :

- Giới Hạnh : giới giữ được thì tốt
- Giới Trừ : không giữ là có tội

5 giới cơ bản là trừ giới vì nếu không giữ thì 4 cửa đoạ xứ rất cao. Phần giới học này nếu mà được phân tích, giảng giải và thực hành thuần thục thì vị Tỳ Kheo đó đó có bề ngoài và sở hành thanh tịnh tựa như 1 vị A La Hán dù vị đó còn phàm nhân.

Cá nhân t thấy riêng giữ cái giới 6 căn thôi là nó gần như là toàn bộ Tứ Niệm Xứ rồi.
 
Sửa lần cuối:
Chưa thấy cái j siêu nhiên như sách vở hướng dẫn cả , độ thực hành thiền định của t vẫn kém . Chỉ có chánh niệm thì có 2 lần thấy dc kiểu 360 độ , suy nghĩ trong đầu biến mất , vẫn thấy rõ xung quanh như bth , nhg cả ng tự nhiên nhẹ tênh , đấy là cảm giác kì diệu nhất mà t cảm nhận dc .
Tìm hiểu thì đấy là thấy dc thực tánh chân đế , kiểu ng bất ngộ tỉnh giác trong 1 khoảnh khắc ngắn . 3 năm r chưa thấy lại dc
Thanh thản nhẹ tênh là phước báu vô lượg r đòi hỏi gì nữa
Vượng vin cx chưa chắc dc 1 lần như vậy
 
Top