[LỊCH SỬ] Sự thật về nhân vật "anh Lê"

Kinoshita Tōkichirō

Gió lạnh đầu buồi
China
Dưới đây là trích đoạn về cuộc hội thoại giữa 2 nhân vật: anh Thànhanh Lê, mà hầu như bất cứ xammer nào từng sinh trưởng và học tập ở VN đều đã đọc qua ít nhất 1 lần.
Nguồn: https://tuoitre.vn/5-6-1911-chuyen-ra-di-lich-su-204166.htm
Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:
"Trong khi còn học ở trường Chasseloup–Laubat, tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi: "Anh Lê, anh có yêu nước không?"
Tôi ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có chứ!"
"Anh có thể giữ bí mật không?"
"Có".
"Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?"
"Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?"
"Đây, tiền đây" – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – "Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?"
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay".
Vậy, rốt cuộc thân thế của nhân vật "anh Lê" là như thế nào?

1. "Anh Lê" là ai?

- Anh Lê chẳng là ai cả, vì anh Lê là 1 nhân vật hư cấu.

2. "Anh Lê" là nhân vật hư cấu, vậy nhân vật này có được lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sự nào không? Nếu có, đó là ai?
- Đúng, nhân vật "anh Lê" được "sáng tác" dựa trên 1 nhân vật lịch sự có thực, đó là ông Bùi Quang Chiêu.

3. Bùi Quang Chiêu là ai?
- Bùi Quang Chiêu (1873-1945) là một trí thức yêu nước, nhà báo, kỹ sư canh nông và chính trị gia đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Ông Chiêu có 2 quốc tịch: Việt Nam và Pháp.
Thuở nhỏ, Bùi Quang Chiêu theo học trường làng ở Mỏ Cày (Bến Tre), rồi lên Sài Gòn, tiếp tục theo học trường Chasseloup-Laubat. Ông Chiêu được Pháp cấp học bổng để du học bên Algérie cho đến khi đậu Tú tài toàn phần. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, Bùi Quang Chiêu xin vào học trường Thuộc địa (École Coloniale) tại Paris, trước khi được nhận vào Học viện Nông nghiệp.
Bùi Quang Chiêu là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư Canh nông (ingénieur agronome) của Pháp và là người sáng lập Đảng Lập hiến Đông Dương (Parti Constitutionaliste Indochinois). Ông Chiêu dành sự ủng hộ nhiệt liệt đối với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, phong trao Duy Tân của Phan Châu Trinh và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Ngoài ra, Bùi Quang Chiêu còn là người thành lập An Nam học đường.

Chân dung ông Bùi Quang Chiêu:


4. Mối quan hệ giữa Bùi Quang Chiêu và anh Thành là như thế nào?
- Quan hệ quen biết thông thường, đáng chú ý ông Chiêu chính là người đã gợi ý cho anh Thành nộp đơn xin vào học tại trường Thuộc địa của Pháp.
Thư xin nhập học trường Thuộc địa của anh Thành gửi cho Tổng thống Cộng hòa Pháp (năm 1911):


5. Trường Thuộc địa (École coloniale) là trường gì?
- Trường Thuộc địa là tổ chức giáo dục công lập của Pháp, được thành lập tại Paris vào năm 1889 với mục đích đào tạo công chức cho các xứ thuộc địa.

6. Kết cục cuối đời của Bùi Quang Chiêu ra sao?
- Năm 1945, ông Chiêu bị Việt Minh giết chết tại Sài Gòn.

Ghi chú:
- Đọc trích đoạn hội thoại ở báo Tuổi Trẻ sẽ thấy có đoạn đề cập anh Lê"trí thức ở Sài Gòn" và từng "học ở trường Chasseloup–Laubat".
- Trong thư xin nhập học vào trường Thuộc địa, anh Thành tự khai là sinh năm 1892 tại Vinh.
- Thư xin nhập học của anh Thành không được Cộng hòa Pháp chấp nhận.
- Con gái thứ tư của Bùi Quang Chiêu là Henriette Bùi Quang Chiêu. Bà Henriette Bùi Quang Chiêu là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam.
- Bùi Quang Chiêu có người em gái (là vợ của Tổng đốc tỉnh Nam Định - Trần Văn Thông), cũng là bà nội của Trần Lệ Xuân (vợ của Ngô Đình Nhu).


HẾT.
 
Sửa lần cuối:
pác hù @pac Hù đã lói giề với cô Huệ , kể đầy đủ 29 sanh ngữ pác lói thành thạo kèm full clip
 
Hồi viết thư xin học trường Thuộc địa chữ đẹp vl, sao lúc viết Di chúc chữ như giun bò gà bới vậy???
Hồi viết Ngục trung nhật ký trình thơ đỉnh cao vl, sao sau này toàn mấy bài như hò vè vậy??? (Kiểu "Năm qua thắng lợi vẻ vang, năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to"...)
Hồi trẻ bị ho lao nặng vl, sao về già hút thuốc dữ vậy???
...
🤔🤔🤔
 
Ai rành tiếng pháp dịch bức thư nghe chơi
"Marseilles
"Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng Thống!
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ngài ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis trên tàu Amiral Latouche-Tréville để sinh nhai . Tôi hoàn toàn không có tài sản nhưng rất khát khao học vấn. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi".
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp, Quốc Ngữ và chữ nho"​
 
Hồi viết thư xin học trường Thuộc địa chữ đẹp vl, sao lúc viết Di chúc chữ như giun bò gà bới vậy???
Hồi viết Ngục trung nhật ký trình thơ đỉnh cao vl, sao sau này toàn mấy bài như hò vè vậy??? (Kiểu "Năm qua thắng lợi vẻ vang, năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to"...)
Hồi trẻ bị ho lao nặng vl, sao về già hút thuốc dữ vậy???
...
🤔🤔🤔​
Thư xin nhập học có thể ông ta thuê/nhờ người viết giùm​
 
  • Vodka
Reactions: pos
Top